Tác phẩm Khái_Hưng

Tiểu thuyết

Tập truyện ngắn

  • Anh phải sống (cùng Nhất Linh, 1934)
  • Tiếng suối reo (1935)
  • Dọc đường gió bụi (1936)
  • Cái ấm đất (1940)
  • Đợi chờ (1940)
  • Đội mũ lệch (1941)
  • Cái ve (1944)
  • Số đào hoa (1962)

Kịch

  • Tục lụy (1937)
  • Cóc tía (1940)
  • Đồng bệnh (1942)

Cuốn tiểu thuyết quen thuộc nhất của Khái Hưng là cuốn Nửa chừng xuân. Theo quan điểm mácxít trên Từ điển văn học:

Là một tiểu thuyết luận đề tuyên truyền với lễ giáo phong kiến đòi quyền tự do yêu đương và hạnh phúc cá nhân, Nửa chừng xuân có ý nghĩa tiến bộ nhất định...Mặc dù vậy, đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam hết sức đen tối đương thời, Nửa chừng xuân cũng như tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung có ảnh hưởng tiêu cực nặng nề: đưa ra con đường đấu tranh cho tình yêu hạnh phúc cá nhân, chống lễ giáo phong kiến, song lẩn tránh nhiệm vụ đấu tranh chống thực dân thống trị giải phóng dân tộc. Do đó, muốn hay không Khái Hưng và nhóm Tự lực văn đoàn đã làm lạc hướng đấu tranh của thanh niên. Dường như cũng cảm thấy điều đó, Khái Hưng đã thêm chương cuối cùng khi in thành sách, để cho nhân vật Lộc nói đến "xã hội, nhân loại" và tuyên bố "dấn thân vào cuộc đời gió bụi". Những lời lẽ trống rỗng đó không chút phù hợp với bản chất tính cách nhân vật tầm thường này, có chẳng chỉ để xoa dịu lương tâm chàng thanh niên tiểu tư sản mà thôi. Cái "tôi" cá nhân chủ nghĩa tư sản lúc này chưa dám buông tuồng trắng trợn, cũng như cuộc đấu tranh chống lễ giáo phong kiến của nó tuy gay gắt song chưa dám đi tới cùng...[4]

Nhà phê bình Trương Chính có những nhận xét công bằng hơn về Khái Hưng:

Trước kia, cuốn tiểu thuyết nào cũng gợi ra một mối u uất, cũng bao hàm những ý tưởng đen tối, làm hèn người, làm yếu người [..] Nhân vật trong truyện lúc nào cũng vâng theo một lệ luật bất di bất dịch; không thể thực hiện được những nguyện vọng cao xa, vì thân thế, vì gia đình, vì xã hội, họ chỉ khóc than, rồi một ngày kia họ ngã trên giường bệnh, hay kết liễu đời họ bằng thuốc phiện, dấm thanh, hoặc bằng một cách nào khác, nhưng vẫn hèn nhát như nhau.

Ông Khái Hưng là người đầu tiên thấy cần phải tiêu diệt cái trạng thái liệt bại gây bởi thứ lãng mạn hạ đẳng ấy, đương hãm hại thanh niên nước nhà. Ông quyết thổi vào văn chương một luồng hơi êm mát và trong sáng hơn. Bởi thế, tiểu thuyết của ông trẻ trung, vui vẻ, người trong truyện của ông yêu đời, ham sống.[5]